Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn? 123/2020/NĐ-CP

Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn? 123/2020/NĐ-CP

Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn không? Quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP nói rất rõ vấn đề này. Nhưng có một vấn đề là, sau nhiều lần sửa đổi bổ sung về hàng tiêu dùng nội bộ thì nghị định 123/2020/NĐ-CP này lại quay về như cũ. Cụ thể thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé:

1/ Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn không?

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu 2 khái niệm sau:

1.1/ Thế nào là hàng tiêu dùng nội bộ

Là hoat động xuất hàng hóa, dịch vụ, thành phẩm… để sử dụng nội bộ cho doanh nghiệp và kết thúc luôn quá trình gia tăng giá trị ở khâu thương mại.

Ví dụ 1:

  • Công ty bán Điều hòa, xuất Điều hòa lắp cho các phòng ban.
  • Công ty sản xuất quạt điện, xuất quạt điện cho các phòng ban

1.2/ Thế nào là hàng luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất

Là hoạt động xuất nguyên vật liệu, hàng hóa… để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm khác của Doanh nghiệp

Ví dụ 2:

  • Xuất nguyên vật liệu để sản xuất ra thành phẩm nhập kho
  • Xuất nguyên liệu, hàng hóa đi gia công
  • Xuất bán (nửa) thành phẩm để tiếp tục các bước sản xuất tiếp theo…

Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn

Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn

2/ Hàng tiêu dùng nội bộ theo quy định cũ

2.1/ Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC

“Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.”

Như vậy theo thông tư 39/2014/TT-BTC thì:

  • Tiêu dùng nội bộ phải xuất hóa đơn
  • Luân chuyển nội bộ không phải xuất hóa đơn

2.2/ Tại Điểm a, Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC

“Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)”

Như vậy đến năm 2015, theo thông tư 26/2015/TT-BTC thì đã bỏ cụm từ Tiêu dùng nội bộ đối với các trường hợp người bán phải xuất hóa đơn. Chỉ còn quy định về hàng hóa tiếp tục quá trình sản xuất là không phải xuất hóa đơn.

Vậy kể cả Tiêu dùng nội hay Luân chuyển nội bộ, không phân biệt tiếp tục quá trình sản xuất hay không đều không phải xuất hóa đơn.

3/ Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn theo quy định mới tại nghị định 123/2020/NĐ-CP

Căn cứ Khoản 1, Điều 4, Nghị định 123/2020/NĐ-CP

“Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua {bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa}…”

Đọc đi đọc lại thì các bạn thấy rằng nó chẳng khác gì quy định cũ của thông tư 39/2014/TT-BTC. Tức là:

  • Tiêu dùng nội bộ phải xuất hóa đơn
  • Luân chuyển nội bộ không phải xuất hóa đơn

Ví dụ 3: Công ty sản xuất ô tô

  • Xuất thép tấm cho phân xưởng dập: không phải lập hóa đơn
  • Xuất sơn cho phân xưởng sơn: không phải lập hóa đơn
  • Xuất linh kiện, phụ tùng để lắp ráp xe: không phải lập hóa đơn
  • Xuất xe ô tô thành phẩm cho ban giám đốc: Phải lập hóa đơn

Nghị định 123/2020/NĐ-CP có hiệu tự ngày 01/07/2022. Do đó kể từ ngày này thì hàng Tiêu dùng nội bộ là phải xuất hóa đơn.