CÁC LƯU Ý KHI LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2020

CÁC LƯU Ý KHI LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2020

Để chuẩn bị mùa quyết toán, mời Anh/Chị cùng tham khảo một số lưu ý khi lập báo cáo tài chính và làm sổ sách năm 2020 như sau:

1. Ghi nhận lệ phí môn bài đầu năm tài chính

a) Ghi nhận lệ phí môn bài phải nộp
Hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 200:

Nợ 6425: – Thuế, phí và lệ phí.

Có TK 3338: – Các loại thuế khác (Chi tiết 33382)

 

Hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133:

Nợ 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 3338: – Các loại thuế khác (Chi tiết 33382)
b) Chi tiền nộp thuế môn bài
– Dựa vào giấy nộp tiền vào ngân sách các bạn hạch toán:

Nợ TK 3338: (Chi tiết 33382)

Có TK 111,112:

2.Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm
a) Trường hợp có lãi ghi:
Nợ TK 4212 Có TK 4211
b) Trường hợp lỗ ghi:
Nợ TK 4211 Có TK 4212

3.Tính và nộp thuế TNDN tạm tính
a) Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định
Nợ TK 8211 Có TK 3334
b) Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 Có TK 111, 112,. . .
c) Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:
– Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 3334 Có TK 8211
– Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:
Nợ TK 8211 Có TK 3334
– Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334 Có các TK 111, 112

4.Nguồn tiền mặt : Kiểm tra và đối chiếu quỹ thực tế. Tiền mặt trong kỳ không được âm

5. Tiền ngân hàng : Có bao nhiêu tài khoản ngân hàng thì nhớ lấy bấy nhiêu sổ phu về để đối chiếu, kể cả các tài khoản không có phát sinh. Tài khoản ngân hàng trên báo cáo tài chính không bao giờ âm, khi có nghiệp vụ thấu chi thì mình coi như là đang vay ngân hàng.

6. Công nợ phải thu:Làm biên bản đối chiếu công nợ phải thu với khách hàng đến hết ngày 31/12/2020

7. Công nợ phải trả:Làm biên bản đối chiếu công nợ phải trả với nhà cung cấp đến hết ngày 31/12/2020

8. Tiền tạm ứng : kiểm tra đối chiếu để hoàn ứng nếu ứng mà chưa sử dụng hết.

9. Hàng tồn kho:

Kiểm tra các nội dung sau:
– Kiểm tra hàng nhập đã đúng chưa?
– Xuất hàng đã tính giá xuất kho chưa?
– Tuyệt đối không để xuất quá số lượng hàng tồn kho hiện có.
– Lập dự phòng gì không?

10. Tài sản cố định và Phân bổ chi phí trả trước:

Kiểm tra các nội dung sau:
– Đã phân bổ chưa?
– Loại chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý?

11.Thuế phải nộp: 

Kiểm tra các nội dung sau:
– Lệ phí môn bài? hạch toán chi phí và đóng tiền chưa?
– Thuế GTGT? Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng chưa?
– Thuế TNCN? Thuế TNCN nhớ làm quyết toán năm để có số chính xác khi lên BCTC.
– Thuế TNDN? Thuế TNDN lưu ý các bút toán Nợ 8211 Có 3334, Nợ 3334 Có 8211 khi có phát sinh nộp hằng quý, cuối năm
– Thuế khác?

12. Lương, BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ, thuế TNCN

Kiểm tra các nội dung sau:
– Hạch toán lương chưa?
– Đã trích các khoản theo lương chưa?
– Đối chiếu với cơ quan bảo hiểm số liệu đã khớp chưa?

13. Các khoản tiền vay, mượn : kiểm tra lại kỹ để hoàn trả và làm hợp đồng vay mượn đầy đủ.

14. Doanh thu: 

Kiểm tra các nội dung sau:

Doanh thu nào chịu thuế TNDN? doanh thu nào không?
– Doanh thu bán hàng?
– Doanh thu tài chính?
– Doanh thu khác?

15. Giá vốn:

Kiểm tra các nội dung sau:

– Giá vốn được trừ và giá vốn không được trừ?
– Căn cứ để tính giá thành là gì? có vượt định mức cho phép không?
– Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển giá vốn chưa?

16. Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp, Chi phí khác

Kiểm tra Chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý? Hồ sơ đầy đủ hay chưa?

  1. Chi phí lãi vay:

Kiểm tra chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý? Hồ sơ đầy đủ hay chưa? Có bị khống chế vì thuộc trường hợp giao dịch liên kết hay không? bị khống chế 30% đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

18. Kết chuyển doanh thu: Toàn bộ các tài khoản doanh thu, thu nhập 511, 515, 711…kết chuyển sang 911, tài khoản doanh thu không còn số dư cuối kỳ.

19. Kết chuyển chi phí: Toàn bộ các tài khoản chi phí 641, 642, 635, 811…kết chuyển sang 911, tài khoản chi phí không còn số dư cuối kỳ.

20. Kết chuyển giá vốn: Tài khoản giá vốn 632 kết chuyển sang 911, tài khoản giá vốn không còn số dư cuối kỳ.

21. Lập quyết toán thuế TNDN

Xác định số thuế phải nộp, lưu ý năm nay giảm 30% thuế TNDN phải nộp đối với doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ đồng.

22. Lập quyết toán thuế TNCN 

Xác định số thuế phải nộp, lưu ý năm nay giảm trừ bản thân là 11.000.000 VND/người, người phù thuộc là 4.400.000 VNĐ/người

25. Căn cứ vào quyết toán thuế TNDN để hạch toán vào phần mềm:
a) Số thuế phái nộp theo quyết toán = số thuế đã tạm tính 4 quý —> không làm gì thêm
b) Số thuế phải nộp theo quyết toán lớn hơn số thuế tạm tính 4 quý –> hạch toán thu thêm thuế Nợ 8211 Có 3334
c) Số thuế phải nộp theo quyết toán nhỏ hơn số tạm tính 4 quý –> hạch toán Nợ 3334 Có 8211

26. Căn cứ quyết toánThuế TNCN –> điều chỉnh giảm thuế tăng lương hoặc tăng thuế giảm lương vào phần mềm

27. Kết chuyển tài khoản: 8211 –> 911, Kết chuyển 911 –> 4212

Lập Báo cáo tài chính và Kiểm toán báo cáo tài chính trước khi nộp cho cơ quan nhà nước theo quy định.

Chúc Anh Chị Em có năm làm sổ sách báo cáo thành công