GIAN LẬN VÀ CÁC KỸ THUẬT THỰC HIỆN GIAN LẬN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC DOANH THU ĐƯỢC KẾ TOÁN THEO IFRS

GIAN LẬN VÀ CÁC KỸ THUẬT THỰC HIỆN GIAN LẬN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC DOANH THU ĐƯỢC KẾ TOÁN THEO IFRS

Các vụ sụp đổ hoặc bê bối của các tập đoàn trên thế giới gần đây, thường gắn liền với chiêu trò gian lận có liên quan đến báo cáo tài chính. Ví dụ, Tập đoàn Toshiba (2015) khai khống lợi nhuận 1,2 triệu USD trong vòng 7 năm, từ năm 2008; Công ty Luckin Coffee (2019) của Trung Quốc khai khống doanh thu hơn 300 triệu USD. Tập đoàn Steinhoff International Holdings NV (2019) của Nam Phi khai khống hàng triệu USD doanh thu bằng cách tạo ra các giao dịch giả,…
Những điều này đã làm cho thị trường lo lắng. Nhiều bài và nghiên cứu đã được đưa ra không chỉ bởi các học giả lớn và các hội nghề nghiệp, mà còn bởi các nhà lập pháp ở một số quốc gia. Những bài viết quan trọng cần phải kể đến như “Independence review of the Financial Reporting Council” được thực hiện bởi Donald Brydon năm 2019, “Fraud Thermatic review” được thực hiện bởi Hội đồng Giải trình trách nhiệm cho công chúng Canada. Hoặc tại Nhật Bản, Hội đồng Kế toán doanh nghiệp đã bổ sung thêm một chuẩn mực kiểm toán mới “Chỉ ra rủi ro gian lận trong kiểm toán”. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chưa có một sự quan tâm đáng kể đến lĩnh vực này từ các nhà nghiên cứu, thị trường cũng như bởi các cơ quan lập pháp.
Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đã được một số doanh nghiệp Việt Nam áp dụng và theo Đề án Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, từ sau năm 2025, các doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn đã lập báo cáo tài chính. Vì vậy, việc nhận biết các kỹ thuật gian lận trên báo cáo tài chính, đặc biệt là doanh thu khi các đơn vị, tổ chức kinh tế áp dụng IFRS là rất cần thiết.

{Bài viết đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán (ISSN 1859 – 1914), số 207, Tháng 12/2020 của TS. Lê Vũ Ngọc Thanh – Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Ths. Hoàng Trọng Hiệp – Hội Kế toán TP. Hồ Chí Minh}.