Hiệu quả đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam dựa vào phương pháp phân tích kỹ thuật

Hiệu quả đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam dựa vào phương pháp phân tích kỹ thuật

Hiện tại có sự không thống nhất giữa giới học thuật và nhà đầu tư về hiệu quả đầu tư chứng khoán dựa vào phương pháp phân tích kỹ thuật. Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp bootstrap để tìm lời giải cho sự bất đồng này trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật có thể nâng cao hiệu quả đầu tư chứng khoán, kể cả khi tính đến phí giao dịch.

1. Lược khảo các nghiên cứu

Phân tích kỹ thuật (PTKT) là việc nghiên cứu hành vi của thị trường chủ yếu bằng việc sử dụng đồ thị về giá thị trường và khối lượng giao dịch của các chứng khoán, nhằm mục đích dự báo xu hướng giá trong tương lai (Murphy, 1999). Nhiều kỹ thuật PTKT đã được sử dụng trong hơn 60 năm và được sử dụng để khám phá các mối quan hệ ẩn tàng trong lợi nhuận cổ phiếu.

Thực tế đã chứng minh, có rất nhiều nghiên cứu chứng tỏ PTKT là có hiệu quả và có thể ứng dụng để tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán (TTCK). Theo Brock và ctg (1992), tất cả các quy luật PTKT đều hoạt động tốt với dữ liệu giao dịch trên chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones trong khoảng thời gian 90 năm. Trong khi đó, Lo và ctg (2000) cũng cho rằng các mẫu hình kỹ thuật khác nhau trong giá cổ phiếu của TTCK Mỹ giai đoạn 1962 – 1996 có lặp lại. Park và Irwin (2007) cho thấy, trong tổng số 95 nghiên cứu được viết sau năm 1988, có 56 nghiên cứu là có kết quả tích cực về hiệu quả của PTKT, 20 nghiên cứu có kết quả PTKT không tạo ra lợi nhuận và 19 nghiên cứu chỉ ra các kết quả PTKT khác nhau.

Đối với thị trường khu vực châu Á, Metghalchi và ctg (2012) cho thấy gần 90% mô hình PTKT cho kết quả tạo ra lợi nhuận, trong đó chỉ báo MA50 là có hiệu quả nhất, trên TTCK Đài Loan. Metghalchi (2013) chỉ ra các quy tắc giao dịch PTKT có mang lại lợi nhuận đáng kể và kết luận rằng PTKT có hiệu quả và đánh bại chiến lược mua – nắm giữ trên TTCK Việt Nam từ ngày 15/5/2002 đến ngày 31/10/2012. Tương tự, Châu P.T.M. (2019) cũng tìm thấy bằng chứng về việc ứng dụng các chỉ báo PTKT là có mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam.

Từ việc lược khảo, nhóm tác giả đã tìm thấy được 2 khoảng trống kiến thức như sau: Thứ nhất, các nghiên cứu về chủ đề PTKT trước đây tại TTCK Việt Nam chỉ sử dụng kiểm định thống kê t với giả định rằng tỷ suất lợi nhuận (TSLN) của cổ phiếu là theo phân phối chuẩn, có tính dừng và không thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, TSLN thực tế của các cổ phiếu hầu như đều vi phạm giả định này. Thứ hai, phí giao dịch thường bị bỏ qua.

Vì vậy, để lấp đầy khoảng trống kiến thức trên, bài viết sử dụng phương pháp bootstrap để khắc phục hạn chế của việc vi phạm các giả định của kiểm định thống kê t. Đồng thời, chi phí giao dịch được tính đến để làm rõ ảnh hưởng của phí giao dịch đến hiệu quả đầu tư.

2. Mô hình nghiên cứu và dữ liệu

Các quy tắc phân tích kỹ thuật được sử dụng

Quy tắc được sử dụng là đường trung bình động có độ dài thay đổi (variable length moving average – VMA). Theo quy tắc này, tín hiệu mua (bán) được tạo ra khi đường MA ngắn ngày cắt và nằm trên (nằm dưới) đường MA dài ngày. Bài viết nghiên cứu sử dụng 3 cặp đường MA, đó là 1-50, 1-150 và 1-200 trong trường hợp có phí và không có phí giao dịch