Khai mạc Đại hội Đại biểu lần thứ X cơ quan Tổng cục Thuế nhiệm kỳ 2020 – 2025

Khai mạc Đại hội Đại biểu lần thứ X cơ quan Tổng cục Thuế nhiệm kỳ 2020 – 2025

Báo cáo tại Đại hội Đại biểu lần thứ X cơ quan Tổng cục Thuế nhiệm kỳ 2020 – 2025 sáng 29/7, Tổng cục Thuế cho biết, cơ cấu thu ngân sách ngày càng bền vững, thu nội địa chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu NSNN, bình quân giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 81,5%.

Ông Cao Anh Tuấn – Bí thư Đảng ủy cơ quan Tổng cục Thuế cùng Đoàn Chủ tịch điều hành đại hội

Cơ cấu thu ngân sách ngày càng bền vững

Báo cáo tại đại hội, ông Vũ Chí Hùng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, nhiệm kỳ vừa qua Tổng cục Thuế thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen. Tuy nhiên, Đảng ủy Tổng cục Thuế đã lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan thuế các cấp chủ động tích cực, quyết liệt triển khai các giải pháp để thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm 2016 – 2020 theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội và cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước (NSNN) theo Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị.

Trong 5 năm qua, Tổng cục Thuế đã triển khai kịp thời các chính sách nhằm mở rộng, bao quát nguồn thu NSNN như: Hạch toán cân đối các khoản thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng cửa khẩu, phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô, phí đảm bảo hàng hải… Đồng thời, tăng mức thu thuế bảo vệ môi trường; thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia, rượu, thuốc lá, một số dòng xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, xe mô tô home và dịch vụ kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng theo lộ trình; tăng thuế suất thuế tài nguyên đối với một số tài nguyên khoáng sản (than, nước thiên nhiên dùng sản xuất thủy điện…).

Đại hội có sự tham dự của đại diện Đảng ủy Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Học viện Tài chính và đông đảo đảng viên cơ quan Tổng cục Thuế.

Cùng với việc triển khai quyết liệt công tác quản lý thu, chống thất thu, xử lý thu hồi nợ thuế, Tổng cục Thuế cũng tích cực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế nên kết quả thu NSNN hàng năm đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán, tăng được quy mô thu, cơ cấu thu bền vững hơn; công tác quản lý thu NSNN ngày càng hiệu quả, khoa học.

Báo cáo cho thấy, thu NSNN hàng năm đều đạt và vượt dự toán, quy mô thu NSNN ngày càng tăng ở cả trung ương và hầu hết các địa phương. Giai đoạn 2016 – 2020, thu NSNN do cơ quan thuế quản lý ước vượt bình quân 6,5%/năm, góp phần chủ yếu đưa quy mô thu NSNN toàn quốc 5 năm 2016 – 2020 ước gấp 1,7 lần so với giai đoạn 2011 – 2015, bình quân đạt khoảng 24,7% GDP, trong đó tỷ lệ huy động từ thuế, phí đạt 20,7% GDP, đều vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế nhiệm kỳ 2015 – 2020 (Tỷ lệ huy động vào NSNN bình quân 20 – 21% GDP, huy động từ thuế, phí khoảng 19 – 20% GDP).

Đáng chú ý là cơ cấu thu NSNN bền vững hơn, đảm bảo theo đúng định hướng Chiến lược cải cách hệ thống thuế là tăng dần tỷ trọng từ nguồn thu trong nước để bù đắp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cắt giảm do hội nhập quốc tế ngày càng sâu và sự biến động của giá dầu thế giới; phù hợp với mục tiêu định hướng sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tăng cường thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.

Thu nội địa chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu NSNN, bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đánh giá khoảng 81,5% (giai đoạn 2011 – 2015 là 68%), vượt mục tiêu đề ra cho nhiệm kỳ (khoảng 80% tổng thu NSNN), cơ bản hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị là đến năm 2020 đạt khoảng 84% – 85%.

Hoàn thành các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách theo lộ trình

Báo cáo cũng cho thấy, hệ thống chính sách thuế trong giai đoạn 2016 – 2020 đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, bao quát cơ bản các nguồn thu cần điều tiết trong nền kinh tế. Công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đảm bảo mức động viên hợp lý, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và góp phần quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả đảm bảo được mục tiêu đề ra, góp phần quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020.

Các đảng viên thông qua tư cách đảng viên tham dự đại hội

Về chính sách thuế, hiện hệ thống thuế của Việt Nam đã được xây dựng khá đầy đủ, với 9 sắc thuế, các loại phí và lệ phí, gồm: thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất khẩu, nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế bảo vệ môi trường; phí, lệ phí. Qua thời gian thực hiện, hệ thống chính sách thuế, phí, lệ phí tiếp tục được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện theo đúng định hướng và lộ trình triển khai Chiến lược cải cách hệ thống thuế.

Về quản lý thuế, Tổng cục Thuế đã xây dựng, trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 thay thế Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11. Luật đã quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết số  07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp tái cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng cơ sở thu