TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP (SỬA ĐỔI) ĐẾN NỀN KINH TẾ

TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP (SỬA ĐỔI) ĐẾN NỀN KINH TẾ

Luật Doanh nghiệp (DN) 2014 và các nghị định hướng dẫn thi hành đã có những tác động tích cực trong tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thúc đẩy thành lập, phát triển và mở rộng kinh doanh của các DN. Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực, một số nội dung của Luật không còn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tạo gánh nặng chi phí, thời gian cho DN trong việc tuân thủ và một số nội dung cần được sửa đổi để phù hợp với các luật mới ban hành gần đây. Đồng thời, một số nội dung của Luật cần được hoàn thiện thêm nhằm nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh theo yêu cầu của Chính phủ và nâng cao chất lượng tổ chức quản trị DN đạt chuẩn mực của thông lệ tốt khu vực và quốc tế. Trước những yêu cầu của thực tiễn, Luật DN số 59/2020/QH14 đã được thông qua, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, ngày 17/6/2020.
Trong phạm vi bài viết này, trên cơ sở những thông tin về nền kinh tế thị trường và vai trò của Luật DN, tác giả sẽ đánh giá các tác động tích cực của những điểm mới Luật DN 2020 đến nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, gồm: (i) Quy định thay đổi tỷ lệ vốn trong DN Nhà nước; (ii) Quy định về chuyển đổi loại hình của DN; (iii) Các quy định bảo vệ cổ đông; (iv) Các quy định về cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin.

{Bài viết đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán (ISSN 1859 – 1914), số 207, Tháng 12/2020 của Ths. Lê Hồ Trung Hiếu, Ths. Nguyễn Thị Khánh Ngân và TS. Trần Văn Hùng – Đại học Văn Lang}.