14 Feb Ngành Thuế quyết liệt triển khai tiết kiệm chi và chống lãng phí năm 2025
Căn cứ yêu cầu sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, Tổng cục Thuế đã thực hiện quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hành tiết kiệm chống lãng phí và quyết liệt triển khai công tác thực hành tiết kiệm chi ngay từ khâu lập dự toán đến phân bổ, quản lý sử dụng và quyết toán NSNN trên các lĩnh vực, gồm: quản lý tài chính, chi đầu tư phát triển và quản lý tài sản.
Nghiêm túc thực hiện tiết kiệm chi, chống lãng phí
Quán triệt tinh thần Chỉ thị số 27/CT-TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Công điện số 125/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/2024 về thực hiện đẩy mạnh công tác chống lãng phí; Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ ngày 08/01/2025 về đẩy mạnh các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách năm 2025 và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và Chương trình hành động của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã chỉ rõ năm 2025 là năm đặc biệt, năm cuối cùng triển khai thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch tài chính 5 năm 2021-2025 và thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp cơ cấu tổ chức, tinh gọn bộ máy theo Kết luận 09 ngày 24/11/2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương.
Vụ trưởng Vụ Tài vụ quản trị NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG
Tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển “Tổng cục Thuế đã quán triệt nghiêm túc và thực hiện siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý tài chính, chi tiêu tài chính, điều hành chi NSNN đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí. Đặc biệt, công tác quản lý chi, tiết kiệm chi dựa trên định hướng tinh gọn, sắp xếp bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương. Từ đó, năm 2025, ngành Thuế xác định nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra hàng đầu trong công tác quản lý tài chính là tiết kiệm chi tiêu, thể hiện qua các lĩnh vực quản lý tài chính, quản lý tài sản, chi đầu tư phát triển. Điểm nhấn của công tác quản lý chi thường xuyên trong năm 2025 sẽ theo định hướng tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Theo đó, số lượng đầu mối đơn vị, nhân sự được thu gọn theo lộ trình sắp xếp bộ máy nên chi tiêu công, chi thường xuyên cũng sẽ giảm theo, vì vậy sẽ tiết kiệm chi đáng kể trong toàn ngành, để dành nguồn lực này cho chi đầu tư phát triển xã hội”. |
Đồng thời, năm 2025 cũng là năm triển khai xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và NSNN giai đoạn 2026-2030, năm tiến hành Đại hội đại biểu các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Đặc biệt, tại kỳ họp Thứ 8, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 158/2024/QH15 ngày 12/11/2024 về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu đạt khoảng 7-7,5%; kiểm soát lạm phát trong phạm vi 4,5%…
Bên cạnh đó, Nghị quyết số 159/2024/QH15 ngày 13/11/2024 về dự toán NSNN năm 2025 đã nêu rõ các chỉ tiêu: Dự toán thu NSNN là 1,97 triệu tỷ đồng; dự toán chi NSNN là 2,5 triệu tỷ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển chiếm 31%, chi thường xuyên khoảng 60,9%.
Quán triệt chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các Nghị quyết của Quốc hội và Chương trình hành động của Bộ Tài chính năm 2025 về siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý tài chính, sử dụng tài chính, ngân sách; điều hành chi NSNN theo dự toán đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, ngành Thuế Việt Nam đã tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai quyết liệt công tác tiết kiệm chi ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo thực hiện thống nhất từ lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý sử dụng và quyết toán NSNN với mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN theo dự toán Quốc hội đề ra, từ đó góp phần quan trọng trong ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia, tiết kiệm chi dành cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội.
Triệt để tiết kiệm chi trên mọi phương diện
Theo đó, Tổng cục Thuế thực hiện triển khai kế hoạch tổng thể, đồng bộ về tiết kiệm chi thông qua các lĩnh vực: quản lý tài chính; chi đầu tư phát triển; quản lý tài sản. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về lĩnh vực quản lý tài chính: Tổng cục Thuế xác định số kinh phí tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm năm 2025 so với năm 2024 theo quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, ngành Thuế tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN, trong đó có quản lý chi đầu tư hiện đại hóa ngành Thuế cũng như nâng cao năng lực quản lý, giám sát và kiểm tra thực hiện chi.
Từ đó, tổ chức thực hiện, phân cấp quản lý, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan; xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng NSNN; thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, đặc biệt là các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài. Chủ động sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng trong năm 2025 về sắp xếp bộ máy tổ chức, đảm bảo chế độ cho công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Đặc biệt, Tổng cục Thuế quán triệt toàn ngành tăng cường công tác lập, thẩm định dự toán NSNN mua sắm tài sản, ước thực hiện chi NSNN bảo đảm sát đúng và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; lập dự toán chi bảo đảm sát đúng yêu cầu và khả năng thực hiện; lập dự án đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo tiết kiệm, công khai, minh bạch.
Để thực hiện tiết kiệm chi có hiệu quả, Tổng cục Thuế còn tiến hành lập dự toán, kế hoạch đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành Thuế bám sát nhu cầu thực tế, đồng thời trên cơ sở định hướng phát triển của ngành Thuế trong giai đoạn 2021-2030 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Song song với đó, quan tâm, chú trọng công tác chuẩn bị đầu tư, lập, phân bổ, giao dự toán, tổ chức, triển khai thực hiện; đẩy nhanh công tác thanh, quyết toán khối lượng hoàn thành.
Thứ hai, về lĩnh vực chi đầu tư phát triển: Trong năm 2025, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục cắt giảm các chi phí không cần thiết khi thực hiện phê duyệt dự án đầu tư, nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, thẩm định dự toán thiết kế, thanh toán quyết toán vốn đầu tư… để phát huy được hiệu quả sử dụng vốn; đồng thời tận dụng tối đa các trang thiết bị có sẵn, hạn chế mua sắm mới gây lãng phí.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng sẽ tiết kiệm tối đa chi phí cho đầu tư xây dựng trong từng giai đoạn, tăng cường trách nhiệm trong công tác lập kế hoạch vốn đầu tư sát với nhu cầu thực tế; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công gắn liền với việc đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, chống lãng phí, thất thoát; bảo đảm công khai, minh bạch trong đấu thầu, hạn chế tối đa các phát sinh không thật sự cần thiết trong quá trình thực hiện dự án.
Đặc biệt, năm 2025 là năm gắn liền với định hướng sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm các đầu mối, đảm bảo bộ máy tinh gọn hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Khi ổn định bộ máy mới, ngành Thuế sẽ tập trung rà soát các trụ sở làm việc sau khi hợp nhất, hạn chế tối đa việc xây dựng mới trụ sở, chủ yếu tập trung cải tạo, nâng cấp trụ sở hiện có để giảm thiểu chi phí đầu tư xây dựng, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư,… và tăng cường mở rộng, nâng cấp trụ sở chính nếu đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu của ngành.
Thứ ba, về lĩnh vực quản lý tài sản: Việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm tài sản, quản lý, sử dụng tài sản công đã được ngành Thuế nghiêm túc theo đúng tinh thần, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính. Việc mua sắm tài sản công bảo đảm theo đúng tiêu chuẩn, định mức và nhu cầu thực sự cần thiết phục vụ công tác quản lý thuế.
Tiết kiện chi đáp ứng đúng yêu cầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Để chuẩn bị cho công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức mới, ngay từ đầu năm 2025, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các đơn vị tạm dừng việc mua sắm, thuê mới tài sản từ ngày 01/01/2025 theo đúng chỉ đạo của Bộ Tài chính tại Công văn số 14571/BTC-KHTC ngày 31/12/2024.
Sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt bộ máy mới, trên cơ sở báo cáo tình hình quản lý sử dụng tài sản công năm 2024, kết quả thực hiện tổng kiểm kê thời điểm 01/01/2025 của toàn ngành hiện nay, Tổng cục Thuế sẽ thực hiện rà soát tổng thể toàn bộ tài sản, đối chiếu với tiêu chuẩn, định mức (sau điều chỉnh), nhu cầu, thực tế quản lý, sử dụng tại từng đơn vị theo mô hình tổ chức, bộ máy mới; xây dựng kế hoạch sắp xếp, xử lý tài sản nhằm đảm bảo hoạt động của cơ quan Thuế được xuyên suốt, không bị gián đoạn và không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN.
Không chỉ vậy, ngành Thuế còn tiến hành phân bổ và giao dự toán mua sắm tài sản cho tổ chức bộ máy mới nếu thiếu so với tiêu chuẩn, định mức và chỉ mua mới tài sản thay thế tài sản cũ đã hư hỏng không sử dụng được theo quy định. Đồng thời, rà soát, báo cáo Bộ Tài chính điều chỉnh tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công đảm bảo phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy mới nhằm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo ông Nguyễn Đức Dương, Vụ trưởng Vụ Tài vụ quản trị (Tổng cục Thuế) cho biết, trong giai đoạn tới, sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác sắp xếp nhân sự, công tác luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác, điều động, biệt phái của ngành Thuế sẽ tiếp tục được đẩy mạnh.
Theo đó, sau khi các Cục Thuế sáp nhập thành cơ quan thuế khu vực thì địa điểm làm việc của trụ sở chính sẽ xa nơi ở đã ổn định của công chức hiện nay. Vì vậy, ngành Thuế sẽ tiếp tục kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung tiêu chuẩn, định mức diện tích lưu trú phục vụ công tác này (sử dụng tại các cơ sở nhà, đất hiện có của ngành Thuế, không phải xây mới) cho các công chức tại các địa phương (nhất là tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, đi lại khó khăn, không có cơ sở lưu trú cho thuê) nhằm ổn định điều kiện sinh hoạt hằng ngày để công chức yên tâm công tác, tập trung cho thực hiện nhiệm vụ quản lý thu NSNN; đồng thời bảo đảm tiết kiệm chi NSNN khi cắt giảm chi phí thuê nhà công vụ