04 Dec Xử Lý Hàng bán bị trả lại
Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Tại điểm 2.8 Phụ lục 4 – Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa – dịch vụ đối với trường hợp trả lại hàng của thông tư 39/2014/TT-BTC được thực hiện như sau:
– Khi bán hàng: NB đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng
=> Sau đó người mua phát hiện ra hàng lỗi, kém chất lượng, không đúng mẫu mã, chủng loại … như đã thỏa thuận
=> Người mua muốn trả lại 1 phần hoặc toàn bộ số hàng
Người mua ở đây có thể là công ty hoặc cá nhân, chúng ta sẽ đi xử lý từng đối tượng:
I. Trường hợp người mua là công ty:
1. Về mặt hóa đơn trả lại hàng:
– Khi trả lại hàng người mua phải lập hóa đơn trả lại hàng: trên hóa đơn phải ghi rõ lý do trả lại hàng.
Ví dụ: Ngày 05/03/2017: Công ty AM Accounting ký hợp đồng bán hàng cho công ty Hải Yến và đã giao hàng và xuất hóa đơn giao cho công ty Hải Yến như sau:
Đến ngày 06/03/2017, Công ty Hải Yến phát hiện ra hàng bị lỗi kém chất lượng và muốn trả lại hàng.
Khi trả lại hàng công ty Hải Yến (Bên mua) Xuất hóa đơn trả lại như sau:
2. Cách kê khai hàng bán bị trả lại:
Ngày 20/02/2017, Cục Thuế TP. Hà Nội có ban hành Công văn số 5839/CT-TTHT để hướng dẫn cách kê khai điều chỉnh hàng hóa mua bán bị trả lại như sau:
Trường hợp bên bán đã lập hóa đơn giao cho bên mua, sau đó bên mua trả lại hàng, đã lập hóa đơn trả hàng theo quy định thì các bên kê khai điều chỉnh trên tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn trả lại hàng như sau:
– Đối với bên bán thực hiện kê khai giảm vào các chỉ tiêu tương ứng tại mục II – Hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ trên tờ khai 01/GTGT. Nếu là hàng hóa chịu thuế GTGT thì điều chỉnh giảm doanh số tại chỉ tiêu (32), giảm thuế GTGT tại chỉ tiêu (33).
– Đối với bên mua thực hiện điều chỉnh giảm doanh số mua tại chỉ tiêu (23), giảm thuế GTGT đầu vào tại chỉ tiêu (24) và (25).
Kế Toán AM Accounting lưu ý với các bạn thêm rằng:
– Do hiện nay doanh nghiệp không phải làm và nộp phụ lục mua vào bán ra nên trong công văn 5839/CT-TTHT, Cục thuế TP Hà Nội đang hướng dẫn các bạn điều chỉnh trực tiếp trên tờ khai thuế 01/GTGT.
– Còn nếu các bạn vẫn thực hiện làm phụ lục để lấy số liệu lên tờ khai thì các bạn thực hiện kê vào bảng kê như sau:
+ Bên bán: Kê âm vào bảng kê bán ra
+ Bên mua: Kê âm vào bảng kê mua vào
– Trước đó, Ngày 23/11/2015, Tổng Cục Thuế ban hành Công văn 4943/TCT-KK hướng dẫn về khai thuế và khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
Khi người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng và hai bên đã kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Sau đó, bên bán và bên mua phát hiện hàng hóa đã giao không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại một phần hoặc toàn bộ, điều chỉnh giá trị hàng hóa bán ra thì phải lập hóa đơn trả lại hàng hoặc lập hóa đơn điều chỉnh theo quy định.
Căn cứ hóa đơn trả lại hoặc hóa đơn điều chỉnh thì tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn trả lại hàng hoặc phát sinh hóa đơn điều chỉnh:
+ Bên bán kê khai điều chỉnh doanh số bán và thuế GTGT đầu ra.
+ Bên mua điều chỉnh doanh số mua và thuế GTGT đầu vào.
3. Cách hạch toán hàng bán bị trả lại:
3.1. Bên bán hạch toán hàng bán bị trả lại:
Nếu Thực hiện theo chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC | Nếu Thực hiện theo chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC |
---|---|
– Khi nhận hóa đơn trả lại hàng:
Nợ 5212: giá trị hàng bán bị trả lại Nợ 3331: Thuế GTGT của số hàng bị trả lại |
Nợ 511: giá trị hàng bán bị trả lại Nợ 3331: Thuế GTGT của số hàng bị trả lại Có 131/111/112: Số tiền phải trả lại cho bên mua(Thông tư 133 không sử dụng TK 5212) |
3.2. Bên mua hạch toán hàng trả lại:
Nợ 111/112/131: số tiền nhận lại
Có 156/152/211…. giá trị hàng trả lại
Có 133: Thuế GTGT của hàng trả lại
(Cả thông tư 200 và TT 133 đều hạch toán như trên – khi mua ghi tăng cái gì thì khi trả lại ghi giảm cái đó)
II. Trường hợp người mua là cá nhân: (không có hóa đơn)
Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.