02 8월 Giai đoạn 2022-2026, ngành Thuế sẽ tiếp tục giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương ngân sách
Đó là một trong những nội dung quan trọng của Đề án tinh giản biên chế vừa được Tổng cục Thuế phê duyệt. Đây là một bước đi kịp thời nhằm triển khai Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, Đảng ủy, Ban lãnh đạo Tổng cục Thuế đã triển khai nghiêm túc.
Những kết quả quan trọng
Tổng số biên chế ngành Thuế tính đến ngày 31/3/2022 đã giảm 16,8% so với biên chế được giao năm 2015. Riêng giai đoạn 2016-2021, tổng số biên chế giảm của Tổng cục Thuế (bao gồm người nghỉ hưu, thôi việc và số tinh gian biên chế) là 9.696 người, tương đương 22,72% số biến chế được giao năm 2016.
Có thể nói, việc tinh giản biên chế đã cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức; thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong cơ quan thuế các cấp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu của hệ thống thuế; tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương.
Quá trình thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện công khai, dân chủ, tạo được sự đồng thuận của các cấp, các ngành. Nhiều công chức, viên chức, người lao động không đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe, phẩm chất được đưa ra khỏi bộ máy nhà nước. Chất lượng và cơ cấu của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có sự chuyển biến tích cực.
Có được kết quả trên là do hệ thống thuế các cấp đã thống nhất nhận thức và hành động, quyết tâm thực hiện tinh giản biên chế, đồng thời tiến hành đồng bộ với các giải pháp trong đề án, kế hoạch tinh giản biên chế của ngành. Chính vì vậy kết quả triển khai thực hiện tinh giản biên chế từ năm 2015 đến nay của Tổng cục Thuế đã đạt kết quả tốt.
Trong quá trình triển khai thực hiện, ngành Thuế cũng đã thực sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ cơ quan, không để phát sinh đơn thư khiếu nại khi tiến hành việc tổ chức lại chi cục thuế; qua đó không có xáo trộn, gây ách tắc và ảnh hưởng đến triển khai nhiệm vụ chính trị được giao.
Một số hạn chế tiếp tục khắc phục
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì cũng cần thẳng thắn nhìn nhận việc triển khai tinh giản biên chế vẫn còn một số hạn chế như: chỉ tiêu giảm đồng đều 10% biên chế cho tất cả các cơ quan đơn vị là chưa phù hợp, trong khi chức năng nhiệm vụ, khối lượng công việc ở nhiều đơn vị tăng lên. Vẫn còn tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu biên chế tại một số cơ quan, đơn vị. Việc thu hút thêm người có đức, có tài vào làm việc trong cơ quan nhà nước đang gặp khó khăn do chế độ tiền lương không đáp ứng được yêu cầu, bộ máy còn cồng kềnh nên việc tăng lương cho cán bộ gặp nhiều khó khăn.
Để khắc phục được những hạn chế trên, đồng thời nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức hiện nay, Tổng cục Thuế đã phê duyệt Đề án Tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026. Theo đó, mục tiêu cơ bản của giai đoạn này là không tăng biên chế cán bộ, công chức và thực hiện giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương ngân sách nhà nước so với năm 2021.
Để thực hiện được mục tiêu đó, lãnh đạo Tổng cục Thuế yêu cầu cả hệ thống thuế từ Trung ương đến địa phương cần thống nhất nhận thức và hành động, quyết tâm thực hiện tinh giản biên chế nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan đơn vị, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Tiến hành đồng bộ các hoạt động cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức; nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức. Trên cơ sở danh mục vị trí việc làm, cơ cấu công chức, viên chức hợp lý để xác định biên chế phù hợp.
Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính
Việc tinh giản biên chế cần đi đôi với tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, thái độ tác phong ứng xử của công chức thuế với người nộp thuế và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế. Đặc biệt, việc thực hiện tinh giản biên chế cần có trọng tâm, trọng điểm, không cào bằng và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị. Quá trình thực hiện tinh giản biên chế phải đảm bảo sự lãnh đạo chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy Đảng, chính quyền, có sự giám sát của các tổ chức đoàn thể dựa trên nguyên tắc khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch và phải đảm bảo chi trả chế độ chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đúng quy định. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng cần hoàn thiện hệ thống, tiêu chuẩn chức danh, chức vụ công chức, viên chức theo hướng chú trọng phẩm chất, trình độ, năng lực. Mỗi tiêu chuẩn của chức vụ lãnh đạo, quản lý đều phải quy định ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp ngạch viên chức tương ứng.
Cải tiến phương thức, quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ theo hướng đề cao trách nhiệm của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, xem xét, quyết định trên cơ sở tiêu chuẩn, điều kiện và kết quả công việc. Ngoài ra, ngành Thuế sẽ tiếp tục thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý gắn với chế độ tiền lương để khuyến khích những người làm việc tốt hiệu quả