22 3월 Hướng dẫn hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với dự án đầu tư là một trong những nội dung hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 13/2023/TT-BTC (Thông tư 13) đã giải quyết được những vướng mắc phát sinh trong thực tế, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Thông tư 13 quy định thời điểm áp dụng quy định về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư
của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã giải quyết được những vướng mắc
phát sinh trong thực tế, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. (Ảnh minh họa)
Trường hợp được hoàn thuế GTGT
Trước đây, theo quy định tại Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Thông tư số 130/2016/TT-BTC quy định: Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng cơ sở kinh doanh chưa được cấp giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; chưa có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; hoặc chưa đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Theo quy định pháp luật về đầu tư thì điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo một hoặc một số hình thức sau đây: a) Giấy phép; b) Giấy chứng nhận; c) Chứng chỉ; d) Văn bản xác nhận, chấp thuận; đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Thực tế phát sinh một số dự án đầu tư ngành, nghề kinh doanh có điều kiện như: điện, khách sạn, thực phẩm… mà theo quy định pháp luật chuyên ngành trong giai đoạn đầu tư chưa cấp Giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Giấy phép hoạt động điện lực đối với điện, Giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy đối với khách sạn, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với ngành thực phẩm…)
Để quy định được rõ ràng, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với thực tế phát sinh, Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Thông tư 13 sửa đổi, bổ sung quy định về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo đó: “2. Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ.”
Như vậy:
“b) Đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc các trường hợp sau thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản này:
b.1) Dự án đầu tư trong giai đoạn đầu tư, theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận.
b.2) Dự án đầu tư trong giai đoạn đầu tư, theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành chưa phải đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận.
b.3) Dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành không phải có giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận.”
Điều đó có nghĩa là, đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ngoài việc đáp ứng theo quy định chung về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 49, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 13 thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư nếu dự án đầu tư trong giai đoạn đầu tư, theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành thuộc các trường hợp sau:
Một là, dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận
Hai là, dự án đầu tư chưa phải đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận.
Ba là, dự án đầu không phải có giấy kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo một trong các hình thức: Giấy phép hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận.
Về thời điểm áp dụng
Thông tư 13 cũng đề cập đến thời điểm áp dụng quy định về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại khoản 3 Điều 1 Thông tư kể từ ngày Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ có hiệu lực thi hành theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 của Chính phủ
Theo đó, Thông tư 13 có hiệu lực thi hành từ ngày 14/4/2023. Nhưng riêng quy định về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được áp dụng kể từ ngày Nghị định số 100/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, tức là từ ngày 01/7/2016.
Ngoài ra, Thông tư 13 còn bổ sung hướng dẫn về việc điều chỉnh tiền thuế GTGT, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính về thuế đối với trường hợp cơ sở kinh doanh đã bị thu hồi số thuế GTGT của dự án đầu tư ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP), cụ thể:
Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng điều chỉnh tiền thuế GTGT, tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính về thuế (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 của Chính phủ thì việc điều chỉnh thực hiện như sau:
Thứ nhất, trường hợp cơ quan thuế đã ban hành quyết định thu hồi tiền hoàn thuế, tính tiền chậm nộp và xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì cơ quan thuế ra quyết định điều chỉnh theo Mẫu quyết định số 38 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã khai bổ sung số thuế GTGT thu hồi hoàn thì cơ sở kinh doanh và cơ quan thuế thực hiện theo Mẫu số 02/KTT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính để điều chỉnh lại số tiền thuế GTGT thu hồi hoàn, tiền chậm nộp.
Thứ hai, số tiền thuế GTGT đã bị thu hồi hoàn (bao gồm trường hợp cơ sở kinh doanh chưa bù trừ số thuế GTGT bị thu hồi hoàn với số thuế GTGT phải nộp phát sinh của hoạt động sản xuất kinh doanh và trường hợp cơ sở kinh doanh đã bù trừ số thuế GTGT bị thu hồi hoàn với số thuế GTGT phải nộp phát sinh của hoạt động sản xuất kinh doanh), số tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính về thuế (nếu có) đã nộp vào ngân sách nhà nước trước ngày Thông tư 13 có hiệu lực thi hành được xử lý theo quy định tại Điều 25 và Mục 2 Chương V Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.
Trường hợp hoàn trả số tiền thuế GTGT bị thu hồi hoàn nộp thừa sau khi đã xử lý số tiền thuế GTGT bị thu hồi hoàn theo quy định tại điểm này được thực hiện từ nguồn kinh phí hoàn thuế GTGT