08 12월 Mức phạt vi phạm sử dụng hóa đơn GTGT 2017
Ngày 27 tháng 5 năm 2016 Bộ Tài Chính ban hành Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, theo đó, sửa đổi quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, vi phạm hành chính về phí, lệ phí và xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn. Nghị định 49/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2016
Sau đấy, AM Accounting xin được tổng hợp các mức phạt theo những điểm không thay đổi của nghị định 109/2013/NĐ-CP (Hướng dẫn tại Thông tư 10/2014/TT-BTC – HL: 2/3/2014) Và cập nhật những điểm mới theo quy định tại NĐ 49/2016/NĐ-CP (hiệu lực từ ngày 01/08/2016):
Hành vi vi phạm | Mức Phạt |
1. Đặt in hóa đơn . | |
---|---|
Không ký hợp đồng Đặt in bằng văn bản. | 500.000đ – 1.500.000đ (Theo khoản 1 điều 3 của NĐ 49) |
– Không thanh lý hợp đồng in – Có sai sót mà không hủy. |
4.000.000đ – 8.000.000đ Theo Điều 7 TT 10/2014/TT-BTC) |
– Đặt in hóa đơn giả. | 20.000.000đ – 50.000.000đ Theo Điều 7 TT 10/2014/TT-BTC) |
2. Phát hành hóa đơn . | |
– Lập thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung mà cơ quan thuế đã yêu cầu bổ sung nhưng ko bổ sung. | 2.000.000đ – 4.000.000đ (Theo khoản 3 điều 3 của NĐ 49) |
Không niêm yết tại đơn vị. | 2.000.000đ – 4.000.000đ (Theo khoản 3 điều 3 của NĐ 49) |
Sử dụng hóa đơn đã được Thông báo phát hành với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng (05 ngày kể từ ngày gửi Thông báo phát hành) | 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng (Theo khoản 2 điều 3 của NĐ 49) |
3. sử dụng hóa đơn | |
– Không lập hóa đơn cho các hóa đơn từ 200.000đ trở lên. | 10.000.000đ – 20.000.000đ |
– Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp | 20.000.000đ – 50.000.000đ |
– Lập hóa đơn không đúng thời Điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; – Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định; – Ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế; – Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê; đ) Không lập bảng kê hoặc không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; |
Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (Theo khoản 4 điều 3 của NĐ 49) |
4. Mất, cháy, hỏng hóa đơn. | |
– Mất hóa đơn: L2 (khách hàng chưa nhận được hóa đơn) + Mất L1, L3 thì phạt theo Luật kế toán ( 500 – 1tr) |
4.000.000đ – 8.000.000đ (Theo khoản 4 điều 3 của NĐ 49) |
– Mất hóa đơn liên 2 đầu vào | 4.000.000đ – 8.000.000đ (Theo khoản 6 điều 3 của NĐ 49) |
5. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn | |
– Lập sai BC THSD hóa đơn (Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị phạt tiền). |
200.000đ – 1.000.000đ (Theo khoản 7 điều 3 của NĐ 49) |
– Chậm trên 10 ngày. | 2.000.000đ – 4.000.000đ (Theo Điều 13 TT 10/2014/TT-BTC) |
– Không nộp (chậm 20 ngày trở đi). | 4.000.000đ – 8.000.000đ (Theo Điều 13 TT 10/2014/TT-BTC) |
Ngoài ra Thông tư Số: 176/2016/TT-BTC cũng sửa đổi 1 số điều về xử phạt trong hóa đơn các bạn có thể tham khảo thêm.
Xem thêm: cách xử lý khi viết sai hóa đơn GTGT