06 7월 Phát huy vai trò chuyên gia, trí thức kế toán và kiểm toán trong khoa học quản lý kinh tế
Đất nước Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với sự điều hành và quản lý của Nhà nước, của Chính phủ nền kinh tế – xã hội Việt Nam tiếp tục ổn định, phát triển mạnh mẽ, an ninh được đảm bảo và vị thế được nâng cao trên trường quốc tế.
Những hội viên của Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) tự hào đã tham gia triển khai các chủ trương và chính sách của Nhà nước; đã tổ chức nhiều hoạt động tư vấn khoa học, nhiều hoạt động giám định xã hội; đã tư vấn và thẩm định nhiều dự án Luật, nhiều dự án phát triển kinh tế xã hội và phát triển khoa học quản lý kinh tế tài chính. Trong đó, có khoa học kế toán – kiểm toán góp phần tích cực vào quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế và hoàn thiện hệ thống pháp Luật, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các chính sách, trong đó có chính sách về tài chính, kế toán. Đội ngũ tri thức kế toán – kiểm toán Việt Nam tự hào, vì đã có những đóng góp đáng kể vào phát triển khoa học kỹ thuật của đất nước; đã tổ chức nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp kinh tế xã hội và các giải pháp công nghệ cho sự phát triển các lĩnh vực tài chính kế toán; nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả của nền kinh tế và giải quyết nhiều vấn đề do thực tiễn đặt ra trong hoạt động kinh tế xã hội, trong báo cáo chất lượng thông tin kinh tế – tài chính.
Từ khóa: kế toán, kiểm toán, trí thức, khoa học, công nghệ.
Có thể nói, trí thức hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán Việt Nam trong phạm vi cả nước, trong mọi ngành, mọi lĩnh vực luôn đồng hành cùng với nhân dân, với Nhà nước, cùng Chính phủ tìm kiếm và đề xuất các giải pháp có tính khoa học, có luận cứ và có tính thực tiễn để:
Trước hết, đưa các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, vào hoạt động kế toán – kiểm toán, vào tổ chức hệ thống thông tin tin cậy cho các quyết định kinh tế – tài chính và sự đảm bảo công khai minh bạch tài chính quốc gia, tài chính doanh nghiệp.
Đồng thời, thông qua hoạt động khoa học và hoạt động nghề nghiệp kế toán – kiểm toán các nhà tri thức đã chỉ ra những khiếm khuyết, những kẽ hở và những nội dung cần hoàn thiện của thể chế kinh tế. Từ đó, tư vấn khoa học cho Nhà nước về những giải pháp, những quyết sách và những công nghệ xử lý thông tin cần triển khai. Không ít ý kiến tư vấn cùng những kết quả giám định và thẩm định của các nhà khoa học kế toán – kiểm toán của các hội thành viên Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), các tổ chức khoa học kế toán – kiểm toán đã được các cơ quan dân cử, các cơ quan chức năng của Nhà nước ở Trung ương và địa phương tiếp nhận, đánh giá cao và sử dụng. Đảng, Nhà nước và các bộ ngành đã luôn quan tâm ủng hộ, động viên khích lệ và tạo điều kiện để các nhà tri thức kế toán – kiểm toán Việt Nam được cống hiến, được tham gia đóng góp và xây dựng đất nước.
Để thực hiện mục tiêu chiến lược “Phát triển đất nước đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 đã đề ra nhiệm vụ phải đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, năng suất chất lượng và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đó, giải pháp căn cơ, cốt lõi và lâu dài là phải phát triển khoa học – kỹ thuật; phải dựa trên khoa học – công nghệ, bao gồm khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội, trong đó có khoa học công nghệ quản lý.
Với những trăn trở trước khát vọng của đất nước và của dân tộc, với nguyện vọng được đóng góp và cống hiến nhiều hơn nữa cho Nhà nước và nhân dân thì các nhà trí thức kế toán – kiểm toán Việt Nam sẽ tiếp tục tư vấn khoa học một cách có chất lượng, giám định và thẩm định một cách nghiêm túc và trí tuệ; thực hiện phổ biến và áp dụng mạnh mẽ hơn nữa khoa học công nghệ, khoa học quản lý và các thành tựu của khoa học kỹ thuật, trong đó có khoa học công nghệ số, thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0. Để khoa học kế toán – kiểm toán phát triển tốt hơn thì các nhà trí thức kế toán – kiểm toán phát huy cao nhất về trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước, thì cần phải có những giải pháp cơ bản:
Một là, Đảng và Nhà nước hãy đặt niềm tin và sự đòi hỏi cao hơn vào đội ngũ trí thức Việt Nam, trong đó có đội ngũ trí thức quản lý kinh tế; trí thức kế toán – kiểm toán và các tổ chức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán trong cả nước. Nhà nước cần tạo điều kiện tối đa, để những nhà khoa học Việt Nam; các nhà khoa học tài chính, kế toán – kiểm toán được cống hiến và phát huy cao nhất mọi năng lực, trí tuệ và nhiệt huyết cho đất nước, cho nghề nghiệp kế toán – kiểm toán Việt Nam.
Hai là, Nhà nước và doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho phát triển khoa học và công nghệ, cho khoa học quản lý kinh tế, khoa học kế toán – kiểm toán. Ngày nay, kế toán – kiểm toán không thuần túy là công cụ quản lý kinh tế tài chính mà là khoa học quản lý, khoa học về tổ chức và xử lý thông tin kinh tế tài chính. Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh. Con số của kế toán là con số biết nói, là công cụ quản trị, điều hành kinh doanh có hiệu quả. Nâng cao năng lực quản trị, gồm: quản trị quốc gia, quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính là nguồn gốc và động lực cho mô hình tăng trưởng năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển kinh tế bền vững. Đầu tư cho khoa học công nghệ hôm nay không chỉ có hoặc vì kết quả ngày mai, mà là kết quả của nhiều năm sau và của cả chục năm sau.
Ba là, các cơ quan Nhà nước cần trân trọng lắng nghe, đón nhận và sử dụng đúng mức ý kiến tư vấn khoa học, tư vấn quản trị, các ý kiến thẩm định đánh giá, các đề xuất của các nhà khoa học kế toán – kiểm toán, các tổ chức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán, các tổ chức khoa học. Bởi đó là những ý kiến, những đề xuất có luận cứ, căn cứ khoa học và thực tiễn, có bằng chứng pháp lý. Có thể, tại thời điểm tư vấn ý kiến chưa hoàn toàn phù hợp chủ định hoặc sự chuẩn bị của các nhà hoạch định chính sách.
Cuối cùng, bản thân các nhà kế toán – kiểm toán cần thấy hết vai trò trách nhiệm của mình với tư cách là nhà khoa học, nhà kế toán chuyên nghiệp hãy quan tâm đến chất lượng thông tin kế toán, quan tâm đến đối tượng sử dụng thông tin kế toán, cung cấp đầy đủ, toàn diện và kịp thời các thông tin tin cậy cho các quyết định kinh tế – tài chính. Thông qua hoạt động nghề nghiệp, các nhà khoa học, các chuyên gia kế toán cần tăng cường hoạt động tư vấn khoa học, hoạt động giám định, phản biện xã hội về các chính sách kinh tế – tài chính, hỗ trợ tích cực cho các nhà quản lý nâng cao năng lực quản trị, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh. Muốn vậy, các nhà khoa học kế toán cần thực sự yêu nghề, chăm lo bồi đắp kiến thức, làm chủ khoa học công nghệ giữ gìn bản lĩnh nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo sự liêm chính của nghề kế toán và kiểm toán.
Hơn ai hết, những nhà khoa học kế toán – kiểm toán cần giữ vai trò tiên phong trong công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ. mạnh dạn và đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số với nghề nghiệp kế toán số tại Việt Nam. Tạo lập và duy trì lòng tin của xã hội vào hoạt động kế toán và vào nghề nghiệp kế toá