04 4월 Sửa Luật theo nguyên tắc giúp cải thiện sự tuân thủ thuế và tối ưu hóa công tác quản lý thuế
Đó là ý kiến chỉ đạo của Cục trưởng Cục Thuế Mai Xuân Thành tại cuộc họp trực tuyến cơ quan thuế toàn quốc về việc xây dựng Dự án Luật quản lý thuế (thay thế) vừa được tổ chức chiều ngày 03/4. Tham dự cuộc họp có Lãnh đạo Cục thuế, đại diện lãnh đạo các Ban nghiệp vụ thuộc Cục Thuế và Chi cục Thuế khu vực.
Phát biểu tại cuộc họp, Cục trưởng Mai Xuân Thành cho biết theo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính, dự án Luật Quản lý thuế (thay thế) có thời hạn trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội sẽ diễn ra vào tháng 10/2025.
Theo Cục trưởng Mai Xuân Thành, thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý thuế cho thấy một số quy định tại Luật Quản lý thuế hiện hành chưa phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội và quy định của Luật chuyên ngành. Theo đó, cả người nộp thuế (NNT) và cơ quan thuế đều cho rằng việc sửa đổi Luật Quản lý thuế không chỉ giúp cải thiện sự tuân thủ thuế mà còn giúp tối ưu hóa công tác quản lý thuế và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.
“Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới; Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW đã đặt ra những nhiệm vụ quan trọng liên quan đến công tác quản lý thuế trong bối cảnh phát triển thương mại điện tử và chuyển đổi số đòi hỏi ngành Thuế phải sửa đổi Luật Quản lý thuế đáp ứng yêu cầu quản lý trong bối cảnh mới, đặc biệt là đối với các hoạt động thương mại điện tử và kinh tế số đang phát triển nhanh chóng.” – Cục trưởng Mai Xuân Thành nhấn mạnh.
Theo đó, quan điểm xây dựng Luật Quản lý thuế (thay thế) là phải đơn giản hóa quy trình, thủ tục, tôn trọng NNT tự bảo về quyền lợi chính đáng của mình, dựa trên cơ sở dữ liệu tích hợp, thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của NNT từ đó hướng tới đẩy mạnh chuyển đổi số, thống nhất, công khai, minh bạch trong quản lý thu thuế.
Dự thảo Luật Quản lý thuế (thay thế) đề xuất nghiên cứu sửa đổi, bổ sung 114/152 điều; bổ sung mới 6 điều; bãi bỏ 09 điều nhằm giải quyết vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, đảm bảo đồng bộ, thống nhất với pháp luật liên quan, thực hiện hợp tác quốc tế về thuế và các Điều ước quốc tế; hiện đại hóa công tác quản lý thuế trong bối cảnh chuyển đổi số; tăng cường hiệu lực công tác kiểm tra thuế, rà soát quy định về chức năng thanh tra thuế cho phù hợp với Luật thanh tra đang sửa đổi bổ sung; đồng thời bổ sung quy định vê quản lý thuế theo Nghị quyết 107/2023/QH15 về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói cơ sở thuế toàn cầu.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tăng cường phân cấp, phân quyền, đề xuất sửa đổi bổ sung 06 điều như phân cấp quản lý thuế giữa các cấp cơ quan quản lý thuế theo mô hình tổ chức mới; phân quyền thu thuế cho các cơ quan nhà nước khác (các cơ quan chuyên ngành có trách nhiệm xác định và thu một số khoản thu NSNN thay vì chỉ cơ quan thuế thực hiện)…
Tại cuộc họp, các ý kiến phát biểu của đại diện Ban/Chi cục Thuế khu vực tập trung trao đổi liên quan đến những vướng mắc đang phát sinh trong thực tế từ đó đưa ra định hướng, mong muốn sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế đáp ứng yêu cầu quản lý trong thực tiễn như: vấn đề về tổ chức chuyển từ thanh tra chuyên ngành sang kiểm tra chuyên ngành; các nghiệp vụ cụ thể về đăng ký, kê khai, hoàn thuế,