09 Th3 Bộ Tài chính lấy ý kiến đánh giá và đề xuất sửa đổi 9 luật thuế
Bộ Tài chính đang khẩn trương lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan để xây dựng đề cương báo cáo nghiên cứu, rà soát, đánh giá 9 luật thuế.
Những nội dung mà Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan có liên quan báo cáo nghiên cứu, rà soát, đánh giá tại 9 luật thuế (gồm: Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB, Luật Thuế TNDN, Luật Thuế tài nguyên, Luật Thuế bảo vệ môi trường (BVMT), Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật Thuế TNCN và Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) bao gồm, đánh giá tổng quan về những kết quả đạt được trong thời gian thực hiện; những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thi hành luật; đánh giá cụ thể trên từng nhóm vấn đề.
Ngoài ra, đánh giá đối với các vấn đề liên quan đến đối tượng nộp thuế; cơ sở tính thuế; phương pháp xác định số thuế phải nộp; khai thuế, tính thuế. Từ đó, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Mặt khác, căn cứ trên từng luật thuế sẽ có những đánh giá, đề xuất với mỗi khía cạnh riêng. Theo Bộ Tài chính, tại mỗi luật thuế các ý kiến cần đưa ra những đánh giá và đề xuất cụ thể.
Đối với Luật Thuế BVMT, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 136 Luật Bảo vệ môi trường (có hiệu lực từ 1/1/2022) chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đánh giá thêm mức độ phù hợp của khung và mức thuế BVMT hiện hành đến mức độ gây ô nhiễm môi trường của các hàng hóa đang thuộc đối tượng chịu thuế để kiến nghị sửa đổi, bổ sung khung, mức thuế cho phù hợp.
Bên cạnh đó, cần đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính của chất thải, hoặc sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường để có đề xuất, bổ sung đối tượng chịu thuế và biểu khung thuế BVMT. Trên cơ sở đó, có đề xuất sửa đổi Luật Thuế BVMT cho phù hợp.
Đối với Luật Thuế TNCN, Bộ Tài chính đề nghị các ý kiến tập trung về nội dung đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế; thu nhập được miễn thuế; cơ sở tính thuế và phương pháp xác định số thuế phải nộp; thuế suất; giảm trừ gia cảnh và nhóm vấn đề khác; quy định hiện hành tại luật, tình hình thực hiện.
Trong đó, nêu rõ các vướng mắc phát sinh nếu có và nguyên nhân xuất phát từ quá trình thực tiễn, thực tế phát sinh mới, tính phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, kinh nghiệm quốc tế trong xử lý vấn đề này. Cùng với đề xuất sửa đổi, bổ sung, các ý kiến cần đánh giá tác động của các đề xuất đối với kinh tế xã hội, hoạt động của DN và đời sống người dân.
Đối với Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, cần đánh giá cụ thể về biểu thuế; thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ và các nội dung liên quan đến miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu… Đối với Luật Thuế tài nguyên cần tập trung vào các đánh giá cụ thể về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế, khung thuế suất, kê khai, nộp thuế, miễn giảm thuế và các nhóm vấn đề khác…
Bộ Tài chính đề nghị các ý kiến tham gia cần nêu rõ trong mỗi luật thuế có bao nhiêu nội dung cấp thiết cần sửa đổi ngay trong năm 2022 theo hình thức Luật sửa đổi, bổ sung nhiều luật; các nội dung chưa cấp thiết sẽ sửa đổi khi sửa từng luật thuế riêng