Đại dịch Covid-19 và nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Đại dịch Covid-19 và nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Nghiên cứu tập trung vào phân tích nhân tố ảnh hưởng lên kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong thời gian Covid-19 tại thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 nhân tố bao gồm: quy mô doanh nghiệp, năng lực nhân viên kế toán, hỗ trợ tư vấn của tổ chức nghề, chất lượng phần mềm kế toán, áp lực từ thuế, tuân thủ chuẩn mực kế toán tác động đến kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian Covid-19. Từ đó, bài nghiên cứu đề xuất cho các chủ doanh nghiệp, kế toán thuế, cơ quan thuế và các bên liên quan xem xét và có bước điều chỉnh phù hợp về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp để thích ứng trong điều kiện khủng hoảng và điều kiện bình thường.

1. Đặt vấn đề

Từ cuối năm 2019, đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc và nhanh chóng lây lan ra toàn thế giới gây ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của người dân Việt Nam và tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia bị tác động tiêu cực với tăng trưởng âm, trong khi đó kinh tế Việt Nam năm 2021 dưới 3% thấp nhất sau hai thập niên. Hàng loạt doanh nghiệp (DN) bị phá sản trong cả nước, các DN tại thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh cũng không ngoại lệ. Nhiều DN phải ngừng hoạt động sản xuất, giảm việc làm, qua đó làm tăng tỷ lệ lao động thất nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam. Theo thống kê của Chi cục Thuế, trên địa bàn thị xã Duyên Hải trong năm 2021, có trên 10 DNNVV tuyên bố giải thể, họ buộc phải bán tài sản để thanh toán tiền lương nhân viên và có hơn trên dưới 100 DN hoạt động cầm chừng, buộc họ phải cắt bớt số lượng nhân viên để cân đối nguồn tài chính.

Từ các công trình nghiên cứu trước đây, một số vấn đề lý luận liên quan đến kế toán thuế đã được hệ thống khá đầy đủ và được vận dụng để đánh giá thực trạng và giải pháp cho nhiều kế toán thuế và doanh nghiệp trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chưa đánh giá được tình hình cụ thể, chưa tiếp cận với chính sách thuế mới, đặc biệt trong điều kiện kinh tế – xã hội hiện nay, thời điểm chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài. Từ thực tế nói trên, việc đánh giá lại các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong tình hình Covid -19 thật sự cần thiết. Do vậy, bài nghiên cứu phân tích “Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian Covid-19 tại thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh” để đánh giá những ảnh hưởng của công tác quản lý và thực hiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong tình trong và sau Covid-19.

2. Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ các công trình nghiên cứu trước và cơ sở lý luận đã được đề cập nhật, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với các các nhân tố như thể hiện tại Hình 1.

Mô hình đề xuất các nhân tố để xây dựng mô hình phân tích hồi quy bao gồm các biến độc lập gồm có quy mô doanh nghiệp, năng lực nhân viên kế toán, Hỗ trợ tư vấn của tổ chức nghề, Chất lượng phần mềm kế toán, Áp lực từ thuế, Tuân thủ chuẩn mực kế toán) để đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng lên biến phụ thuộc kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các DNNVV trong thời gian Covid-19.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là phương pháp hỗn hợp, bao gồm phương pháp định tính và định lượng.

Phương pháp nghiên cứu định tính: tổng hợp cơ sở lý thuyết, lượt khảo các công trình nghiên cứu trước, nhằm mục đích xây dựng cũng như kế thừa các nhân tố ảnh hưởng tới thuế thu nhập doanh nghiệp tại các DNNVV. Sau đó, tác giả tiến hành xây dựng các thang đó để phỏng vấn các chuyên gia nhằm đánh giá lại mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà tác giả xây dựng để tiến hành các bước tiếp theo của đề tài.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Khảo sát các kế toán viên, chủ DN thông qua bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ, nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng của kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các DNNVV. Xử lý số liệu với phần mềm SPSS 20.0 với các kỹ thuật như thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các DNNVV.

3. Kết quả

3.1. Thống kê mô tả

Tác giả khảo sát đến kế toán viên, nhà quản trị trực tiếp thực hiện công việc kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các DNNVV trên địa bàn thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Tổng số phiếu đã phát đi là 140 phiếu và thu về là 140 phiếu. Kết quả thống kê mô tả cho thấy:

Về giới tính: cho thấy đa phần đáp viên (kế toán viên, ban quản trị) là nữ giới (chiếm 64% trên tổng số 100%), còn lại là nam giới chiếm 36%.

Về trình độ học vấn: phần lớn các đáp viên có trình độ đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ cao. Trong số 140 mẫu khảo sát thu về, có 75% đáp viên đã thông qua bậc đào tạo đại học, 14% đáp viên có trình độ sau đại học (trong đó 79% là tiến sĩ và 21% là thạc sĩ). Bên cạnh đó, chỉ có 6% tốt nghiệp trung cấp nghề và 6% tốt nghiệp cao đẳng.

3.2. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha

3.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha

Sử dụng phép kiểm dịnh Cronbach’s Alpha để xác định mối quan hệ tương quan giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố nhằm loại bỏ các biến quan sát không đóng góp trong việc phản ánh xu hướng, đặc điểm và tính chất của nhân tố.

Kết quả kiểm định cho thấy các nhân tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.8, giao động từ 0.831 đến 0.910. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát (các thang đo) trong cùng 1 nhân tố mẹ đều trên 0.3 và nhỏ hơn 0.9, đạt yêu cầu đã đặt ra trong phần trình bày phương pháp phân tích dữ liệu.

Kết luận tệp dữ liệu sơ cấp gồm 140 mẫu khảo sát thông qua được kiểm định Cronbach’s Alpha, được chấp nhận và phù hợp để tiến hành bước tiếp theo của nghiên cứu.

3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm mục đích kiểm định lại xem các nhân tố độc lập có sự tương quan cùng chiều đến biến phụ thuộc thuộc hay không.

Trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, bộ dữ liệu phải đạt yêu cầu của kiểm định KMO and Bartlett, với hệ số KMO phải nằm trong khoảng giá trị từ 0.5 đến 1. Mức ý nghĩa Sign < 0.05 sẽ cho biết phép kiểm định của mô hình có độ tin cậy cao > 95% và biến quan sát có mối quan hệ tương quan với tổng thể