Nâng cao năng lực sư phạm cho giảng viên kiêm chức Trường Nghiệp vụ thuế

Nâng cao năng lực sư phạm cho giảng viên kiêm chức Trường Nghiệp vụ thuế

Sáng nay (11/11), Tổng cục Thuế tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sư phạm cho giảng viên kiêm chức ngành Thuế. Tham dự khóa học có TS. Nguyễn Thị Tố Khuyên, Giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội và 35 học viên trong 13 đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Thuế​.

Phó Giám đốc Trường Nghiệp vụ thuế Nguyễn Ngọc Hải cho biết, với chủ trương nhất quán của Lãnh đạo Tổng cục Thuế trong việc nâng cao năng lực và bố trí đầy đủ nguồn lực có chất lượng đảm bảo quản lý thuế trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo, Tổng cục Thuế triển khai các khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực, phương pháp sư phạm cho các giảng viên kiêm chức đáp ứng các yêu cầu đào tạo công chức ngành Thuế trong giai đoạn mới hiện nay.

Chương trình Khóa học

CĐ 1: Phương pháp và kỹ thuật giảng dạy phát triển năng lực;

CĐ 2: Kỹ năng thuyết trình tự tin trước đám đông;

CĐ 3: Kỹ năng xây dựng bài giảng trình chiếu, chuyên nghiệp;

CĐ 4: Xây dựng kế hoạch bài giảng nhằm phát triển năng lực;

CĐ 5: Ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy;

CĐ thực hành: Thực hành giảng dạy phát triển năng lực.

Với các yêu cầu được đặt ra tại khóa bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sư phạm cho giảng viên kiêm chức ngành Thuế, Phó Giám đốc Nguyễn Ngọc Hải mong muốn tiếp nhận những kiến thức của các giảng viên đến từ Trường Đại học sư phạm Hà Nội để truyền đạt tốt nhất kiến thức, theo phương pháp hiện đại để các học viên có thể nhanh chóng tiếp kiến thức, kỹ năng cần thiết tại khóa học một cách hiệu quả nhất.

Đối với các học viên, cần tuyệt đối chấp hành nội quy khóa học, quy chế đào tạo, bồi dưỡng mà Tổng cục Thuế và Trường Nghiệp vụ thuế đề ra, để tiếp thu kiến thức do giảng viên truyền đạt, tham gia đầy đủ các bài kiểm tra trong chương trình học và đạt kết quả tốt nhất.

Đối với công tác tổ chức khóa học, cần chu đáo, nhiệt tình, nghiêm túc trong việc tổ chức quản lý khóa học theo đúng quy trình, quy chế. Phổ biến quy định, quy chế tổ chức, quản lý khóa học, tiếp nhận kịp thời phản ánh của giảng viên, học viên liên quan đến khóa học để kịp thời có sự chỉnh sửa, điều chỉnh đáp ứng yêu cầu tổ chức khóa học tại cơ sở mới đưa vào sử dụng.