Cần sửa đổi, bổ sung Danh mục các mặt hàng trong nước đã sản xuất được

Cần sửa đổi, bổ sung Danh mục các mặt hàng trong nước đã sản xuất được

Câu chuyện mặt hàng ngô hạt đã khép lại và mặt hàng này cũng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật, bổ sung vào Danh mục nguyên liệu, vật tư, linh kiện, phụ tùng thay thế trong nước đã sản xuất được ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT (gọi tắt là Thông tư 05). Tuy nhiên, qua 1 năm triển khai thực hiện Thông tư 05, trong quá trình nghiệp vụ, cơ quan Hải quan vẫn còn phát sinh nhiều vướng mắc liên quan đến việc xác định mặt hàng trong nước đã sản xuất được hay chưa để làm cơ sở xem xét miễn thuế NK.

Phát sinh vướng mắc

Theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Thông tư 05, Tổng cục Hải quan nhận thấy, hiện nay có một số nội dung quy định tại thông tư này chưa rõ ràng gây vướng mắc, khó khăn cho cơ quan Hải quan và DN trong quá trình thực hiện chính sách thuế.

Liên quan đến việc xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước đã sản xuất được để áp dụng thuế suất thuế NK ưu đãi, hiện cơ quan Hải quan đang căn cứ vào Thông tư 05 để thực hiện. Trong quá trình triển khai, cơ quan Hải quan đã gặp một số vướng mắc liên quan đến việc thực hiện các phụ lục (Danh mục hàng hóa) ban hành kèm theo Thông tư 05 chưa được quy định cụ thể. Mặc dù Tổng cục Hải quan đã báo cáo trình Bộ Tài chính có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị làm rõ và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời bằng công văn.

Tuy nhiên, việc ban hành và triển khai các quy định của Thông tư 05 là sử dụng cho giai đoạn có hiệu lực của Thông tư 05, còn đối với giai đoạn có hiệu lực của Thông tư 14/2015/TT-BKHĐT và Thông tư 01/2018/TT-BKHCN thì đang khiến cho công tác xác định mặt hàng hưởng ưu đãi thuế của cơ quan Hải quan “đi vào thế khó”.

Theo đại diện Cục Thuế XNK, tại các phụ lục kèm theo Thông tư 14/2015/TT-BKHĐT và Thông tư 01/2018/TT-BKHCN và Thông tư 05 có một số dòng hàng có mã số tại cột mã số theo Biểu thuế NK không tồn tại tại Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam và Biểu thuế NK tương ứng có hiệu lực theo từng thời điểm có hiệu lực của các thông tư trên.

Ví dụ tại STT 64 phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 05 có ghi mã số 8905.13.00- mã này không có trong Danh mục hàng hóa XNK hiện hành.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, tại các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05 đều quy định 3 cột gồm: Tên mặt hàng, mã số theo Biểu thuế NK và Ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật. Tuy nhiên, để xác định mặt hàng trong nước đã sản xuất được hay chưa phải căn cứ vào cột Tên hàng và cột Ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật, còn cột Mã số theo Biểu thuế NK chỉ để dễ tra cứu, định hướng tham khảo.

Do đó, Tổng cục Hải quan cho rằng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần hướng dẫn cụ thể việc xác định hàng hóa trong nước đã sản xuất được căn cứ vào tên mặt hàng, ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính của từng mặt hàng tại các phụ lục để xác định riêng mã số hàng hóa NK của mặt hàng sẽ được xác định theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam và Biểu thuế NK tương ứng có hiệu lực theo từng thời điểm của các thông tư trên.

Đồng thời, bổ sung vào Điều 2 Thông tư 05 nội dung theo hướng: Việc xác định hàng hóa trong nước đã sản xuất được phải căn cứ vào “Tên hàng” và “Ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật”. Đối với “Mã số theo Biểu thuế NK” chỉ để tra cứu, việc xác định Mã số đối với hàng hóa NK thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

Ngoài ra, việc áp dụng quy định tại Điều 3 Thông tư 05 thì các danh mục hàng hóa quy định tại Điều 2 thông tư này là căn cứ xác định đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng miễn thuế NK theo quy định của pháp luật về thuế. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần xác nhận, để xác định mặt hàng trong nước đã sản xuất được hay chưa phải đối chiếu với 1 phụ lục tương ứng theo mục đích sử dụng của mặt hàng đó, không phải đối chiếu với tất cả các phụ lục của thông tư như quy định trước đây tại Thông tư 01/2018/TT-BKHĐT.

Sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn

Đặc biệt, thời gian qua, khi trao đổi vướng mắc, tại các công văn trả lời của Bộ Kế hoạch và Đầu tư không được cấp nhận tại Tòa với lý do: Công văn không phải là văn bản quy phạm pháp luật, chỉ là văn bản hành chính nên không có giá trị về mặt pháp lý. Điển hình là vụ việc Công ty TNHH Mavin Austfeed Nghệ An đã khởi kiện Chi cục Hải quan Vinh (Cục Hải quan Nghệ An) ra Tòa án nhân dân TP Vinh.

Trước vướng mắc dẫn đến khởi kiện tại Tòa, theo Tổng cục Hải quan, việc cơ quan Hải quan thực hiện thu thuế đối với mặt hàng ngô hạt trên cơ sở ý kiến đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là để đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Điều 15 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (mặt hàng ngô hạt trong nước đã sản xuất được và căn cứ để xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và phù hợp với tình hình thực tế (ngô hạt trong nước đã sản xuất được).

Đặc biệt, ông Trần Bằng Toàn, Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK cho rằng, việc xử lý miễn thuế đối với hàng hóa NK của DN (trường hợp cụ thể nêu trên là mặt hàng ngô hạt) không chỉ thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế XNK mà còn liên quan đến các quy định của các bộ, ngành khác (như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông…). Trong đó, cơ quan Hải quan là đơn vị thực thi vừa phải đảm bảo thực hiện việc miễn thuế đúng chính sách, đúng quy định tại Luật Thuế XK, thuế NK và văn bản hướng dẫn, đúng đối tượng và đảm bảo thực hiện đúng với các quy định có liên quan của các bộ, ngành đang khiến cho công tác hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Hải quan gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Nguyễn Thành Trung, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Nghệ An, trường hợp đặt ra, nếu cơ quan Hải quan không thực hiện miễn thuế NK mặt hàng ngô hạt thì chưa thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Hải quan, chưa phù hợp với thực tiễn dẫn đến gây thất thu thuế cho Nhà nước. Ngoài ra, cơ quan Hải quan sẽ gặp phải những phản ánh, kiến nghị không đồng thuận của DN, thậm chí đối mặt với việc DN khởi kiện quyết định thu thuế của cơ quan Hải quan ra toà án hành chính.

Để đảm bảo căn cứ pháp lý, tránh phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện, mà cụ thể đối với Danh mục hàng hóa trong nước đã sản xuất được theo quy định của Thông tư 05, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân nhắc, xem xét sửa đổi, bổ sung Điều 5 Thông tư 05 theo hướng: Bổ sung cụm từ “Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản làm rõ/xác nhận” vào sau cụm từ “Bộ Kế hoạch và Đầu tư”. Cụ thể… “Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản làm rõ/xác nhận và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung”.

Đồng thời, để xử lý dứt điểm vướng mắc này, Tổng cục Hải quan đề nghị các bộ, ngành được Chính phủ giao trách nhiệm trong việc quy định các danh mục hoặc tiêu chí để xác định hàng hoá XNK phục vụ cho các đối tượng miễn thuế tại Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK triển khai theo đúng trách nhiệm được giao để làm căn cứ cho cơ quan Hải quan thực hiện miễn thuế đúng quy định. Đồng thời các bộ, ngành cần thường xuyên rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung quy định rõ các mặt hàng trong nước đã sản xuất được vào Danh mục hàng hoá trong nước đã sản xuất được do bộ chủ quản ban hành để làm cơ sở pháp lý, thống nhất trong quá trình thực hiện miễn thuế đối với hàng hoá XNK của cơ quan Hải quan và D