Lập báo cáo tài chính công ty không phát sinh số liệu như thế nào?

Lập báo cáo tài chính công ty không phát sinh số liệu như thế nào?

Lập báo cáo tài chính công ty không phát sinh số liệu như thế nào? Hay nhiều câu hỏi dạng tương tự thế này như:

  • Công ty không phát sinh doanh thu có phải lập báo cáo tài chính không?
  • Công ty mới thành lập không phát sinh mua, bán hàng có phải nộp BCTC không?…

1/ Doanh nghiệp nào không phải lập và nộp BCTC năm?

1.1/ Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu

Căn cứ khoản 1, điều 18, thông tư 132/2018/TT-BTC

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế.

1.2/ Doanh nghiệp mới thành lập xin gộp báo cáo tài chính

Như vậy nếu DN bạn không thuộc quy định trên thì phải lập và nộp BCTC đến cơ quan thuế và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.

Lập báo cáo tài chính công ty không phát sinh số liệu như thế nào

2/ Lập báo cáo tài chính công ty không phát sinh số liệu như thế nào?

Vậy nếu thuộc trường hợp phải lập và nộp BCTC mà công ty bạn lại không phát sinh số liệu, hay doanh nghiệp mới thành lập mà chưa mua, bán gì, cũng chưa phát hành hóa đơn thì lập báo cáo tài chính như thế nào?

Thực ra câu hỏi này là của các bạn chưa nắm rõ về bản chất kế toán. Về bản chất thì chỉ cần phát sinh 02 đối tượng kế toán đối ứng nhau thôi là DN bạn đã có số liệu lập BCTC rồi. Ví dụ:

  • Trong quá trình thành lập DN có chi ra các khoản về chi phí thành lập DN. Nếu có đầy đủ hóa đơn dịch vụ thành lập, biên lai lệ phí nhà nước về đăng ký doanh nghiệp thì đó là chi phí để bạn ghi sổ kế toán. (Tất nhiên để các chứng từ này hợp lệ thì các thành viên sáng lập phải ủy quyền cho bên cung cấp dịch vụ thành lập). Lúc này các đối tượng kế toán phát sinh là chi phí (TK 642) và tiền (TK 111 hoặc 112)
  • Sau khi có đăng ký thành lập doanh nghiệp và đi vào hoạt động thì DN phải thực hiện góp vốn theo đúng quy định (góp bằng tiền, tài sản…). Như vậy là đã có đối tượng kế toán về vốn chủ sở hữu (TK 411) và tài sản (TK 111 hoặc 112, 211…).
  • Nếu bạn không thuộc đối tượng được miễn lệ phí môn bài thì bạn phải khai và nộp lệ phí môn bài. Như vậy có thêm đối tượng kế toán về phải trả ngân sách nhà nước (TK 3339), tiền (TK 112), và chi phí (TK 642).
  • Nếu bạn có mở tài khoản ngân hàng và phải nộp phí duy trì tài khoản thì đã phát sinh đối tượng kế toán về tiền hoặc vốn chủ sở hữu (nộp tiền mặt vào ngân hàng hoặc góp vốn bằng tiền gửi ngân hàng).
  • Nếu có mua chữ ký số thì đương nhiên phát sinh chi phí và tiền
  • Sang năm sau năm thành lập bạn phải nộp lệ phí môn bài (Nợ 642/Có 3339, khi nộp Nợ 3339/Có 112)
  • Hàng tháng phát sinh các khoản phí dịch vụ ngân hàng (Nợ 642/Có 112), lãi tiền gửi không kỳ hạn (Nợ 112/Có 515).
  • vân vân và mây mây

Vậy doanh nghiệp bạn phát sinh những nghiệp vụ nào trong số các gạch đầu dòng nêu trên? Hãy tìm ra những nghiệp vụ mà doanh nghiệp bạn có phát sinh, từ đó hạch toán và bạn sẽ lập được báo cáo tài chính nhé.

Còn nếu bạn cứ nói rằng doanh nghiệp tôi chả phát sinh gì cả. Thì chỉ có là DN chết (bỏ doanh nghiệp) thôi 🙂

Chúc các bạn may mắn và lập tốt báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mình nhé