Thống nhất cơ chế quản lý đối với hóa đơn, chứng từ điện tử

Thống nhất cơ chế quản lý đối với hóa đơn, chứng từ điện tử

Vừa qua, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hoá đơn, chứng từ.

Theo đó, ngoài các đối tượng đã được quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ban hành 12/9/2018 của Chính phủ gồm: Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ; Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử; Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.

Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ mở rộng thêm một số đối tượng sử dụng hóa đơn, chứng từ, cụ thể: Tổ chức thu thuế, phí, lệ phí; Tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân; Tổ chức in hóa đơn, biên lai, cung cấp phần mềm in biên lai.

Nghị định số 123/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/07/2022 và khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01/7/2022